Tin tức - Sự kiện

Những điều chưa biết về hệ thống năng lượng sạch trên Quần đảo Trường Sa

Nhờ công tác phòng chống, chuẩn bị cứu hộ tốt mà Trường Sa một lần nữa đi qua cơn bão Tembin chỉ với thiệt hại không đáng kể về tài sản, đặc biệt đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Trong đó, toàn hệ thống năng lượng sạch phủ điện cho Quần đảo Trường Sa vẫn đứng vững dù có lúc gió giật liên hồi đến cấp 10, giật cấp 12, cột sóng cao lên đến 15m.

Hệ thống năng lượng sạch tại Quần đảo Trường Sa do Công ty Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) triển khai lắp đặt từ năm 2008, phân bổ khắp 33 đảo nổi, đảo chìm lớn nhỏ và 15 nhà giàn, với hơn 5.700 tấm pin năng lượng mặt trời, 130 tua bin gió, 60 đèn tìm kiếm và hơn 1000 đèn LED. Chỉ sau gần 1 năm thi công, hệ thống đã kịp hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng được 100% điện trên khắp Quần đảo Trường Sa, tạo ra được hơn 155 MWh/tháng, giúp tiết kiệm 774.000 lít dầu/năm và giảm phát thải 2.300 tấn CO2 mỗi năm ra ngoài môi trường.

Đây cũng là lần đầu tiên, hệ thống năng lượng sạch hứng chịu sức tàn phá của một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam mang tên Tembin. Ngày 22-23/12, bão hoành hành ở Philippines làm gần 200 người chết, chủ yếu do lũ và sạt lở đất. Vào biển Đông tối 23/12, bão được tiếp thêm năng lượng và mạnh nhất khi ở vùng biển quần đảo Trường Sa.

hệ thống điện mặt trời SolarBK ở Trường Sa

Nhân viên SolarBK đang thi công dự án điện mặt trời trên Quần đảo Trường Sa

Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 xúc động chia sẻ: “Các nhà giàn cả cũ và mới vẫn hiên ngang sừng sững giữ chủ quyền. Bão Tembin dã man nhưng không đánh được lòng kiêu hãnh của chúng tôi”. Theo thượng tá Dĩnh, bão Tembin có sóng to khủng khiếp, có cơn cao 12 đến 15 m, ngọn sóng gặp nhà giàn vọt gần 30 m, gió giật cấp 14, 15. Mặc dù điều kiện thi công, lắp đặt không thực sự thuận lợi, hệ thống năng lượng sạch vẫn kiên cường đứng vững sau cơn bão, chỉ với 80 tấm pin bị hư hỏng trên tổng số 5700 tấm, tỷ lệ 1,4%. Để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng, lắp đặt hệ thống, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh Lê Thành Nguyên – Phó phòng thiết kế kỹ thuật SolarBK, cũng là một trong những người trực tiếp thiết kế và thi công dự án trên Quần đảo Trường Sa.

Xin chào anh, hệ thống năng lượng sạch do SolarBK lắp đặt đã có gần 10 năm hoạt động trên Quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và độ bền. Anh có thể chia sẻ lại về quá trình thiết kế, thi công dự án năng lượng sạch trên Quần đảo Trường Sa diễn ra như thế nào không?

Thời điểm đó, việc di chuyển ra đảo Trường Sa khá khó khăn do hạn chế tàu, thuyền đi lại. Do đó, trước khi triển khai thi công, chúng tôi phải đi khảo sát thực tế các đảo, đánh giá môi trường lắp đặt. Bên cạnh việc di chuyển, Trường Sa cũng là Quần đảo cô lập với đất liền nên các thiết bị hỗ trợ xây dựng, lắp đặt chuyên dụng đều không có, do đó việc chuẩn bị phải hết sức kỹ càng để không bị trễ tiến độ so với kế hoạch. Đối với Trường Sa, chúng tôi không chỉ thiết kế các dự án, giải pháp mà còn phải thiết kế lịch làm việc, di chuyển để đảm bảo tối ưu về thời gian. Thời gian thi công phải hết sức tập trung để kịp lịch di chuyển cho dự án tiếp theo.

Hệ thống có điểm gì đặc biệt so với các dự án thông thường trên đất liền?

Trường Sa có khí hậu muối biển, thường xuyên chịu thiên tai, bão lũ, do đó hệ thống năng lượng sạch trước tiên phải đảm bảo được tính chịu lực, gia cố và thiết kế giàn khung đảm bảo được sức gió giật trên cấp 12. Để làm được điều này, chúng tôi đã thiết kế khung thép nhúng kẽm nóng chống ăn mòn với môi trường biển. Giàn khung được thiết kế chuyên dụng, bo nẹp chắc chắn các tấm pin và cố định bằng nệm cao su để giảm rung lắc, từ đó giữ được các tấm pin không bị bật lên trước những cơn gió giật. Các thiết kế đều được mô phỏng giả lập trước khi đưa vào triển khai, và thực tế đã được chứng minh qua cơn bão Tempin này, mà trước đó là siêu bão Haiyan năm 2013.

Mất bao lâu để hoàn thiện được 1 dự án trên Quần đảo Trường Sa?

Từ cuối năm 2009, chúng tôi bắt đầu thi công nhưng đến tháng 9/2010 đã kịp hoàn thành cho cho toàn bộ dự án trên 9 đảo nổi, 24 đảo chìm và 15 nhà giàn. Tính ra thời gian chưa đầy 1 năm, nếu chia theo tỷ lệ thì trung bình 1 dự án chỉ mất chưa đầy 1 tuần thực hiện. Với mong muốn hoàn thành dự án vào đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cả SolarBK và bên Hải quân đã dốc sức, thi công xuyên mùa Tết để kịp tiến độ. Đã có một số người đặt hoài nghi về chất lượng dự án, nhưng thời gian cũng đã nói lên tất cả, và chỉ những người trong cuộc mới hiểu rằng chúng tôi đã nỗ lực như thế nào để có được thành quả trên.

Đâu là những thách thức khi SolarBK triển khai xây dựng, thi công hệ thống năng lượng sạch trên Quần đảo Trường Sa? 

Thách thức lớn nhất có lẽ là việc vận chuyển hàng, thiết bị qua các đảo. Do hạn chế về phương tiện đi lại, việc vận chuyển thường dùng sức người và các phương tiện thô sơ. Nhờ sự hỗ trợ của bộ đội trên đảo, kết hợp với tàu Hải quân, chúng tôi mới có thể hoàn thành đúng tiến độ được giao. Bên cạnh di chuyển, nguồn nước cũng là một vấn đề khó khăn khác. Thời điểm đó, chúng tôi chưa thi công máy lọc nước biển, nên nước ngọt ở Quần đảo Trường Sa khá khan hiếm. Mỗi người chỉ được cấp một lượng nước rất hạn chế chỉ đủ cho sinh hoạt, ăn uống mỗi ngày. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi cũng cần lượng nước đủ lớn cho quá trình xây dựng. Do vậy, việc thi công cũng cần được tính toán kỹ để tối ưu hóa lượng nước đưa vào sử dụng, phục vụ hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời SolarBK ở Trường Sa

Hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời – Do SolarBK trực tiếp thiết kế và lắp đặt tại Trường Sa

Điều gì khiến anh nhớ nhất khi tham gia vào dự án Trường Sa?

Những ngày trên đảo, đội thi công SolarBK được Ban Chỉ Huy Đảo quý mến và ưu ái nên được ăn uống và sinh hoạt cùng. Mỗi tối, chúng tôi còn cùng câu cá và trò chuyện, tâm sự những câu chuyện đời thường. Được ăn uống, sinh hoạt như một người chiến sĩ, đó là những trải nghiệm rất thú vị, mặc dù thời điểm đó khá khó khăn, thiếu thốn về vật chất, không đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản. Khi thi công trên đảo, chúng tôi cũng phải trở thành con người đa năng, linh hoạt làm hết các khâu để đảm bảo thời gian hoàn công, trở về đất liền.

Dự án này cũng đã nhận được giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm 2012 do tổ chức Energy Globe quốc tế trao tặng, chứng minh được năng lực kỹ thuật và công nghệ của người Việt trên cộng đồng năng lượng sạch Quốc tế. Vinh dự hơn, trong tháng 6/2017, Bộ Tư lệnh Hải Quân đã trao huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa đến những “đồng chí” SolarBK, như một sự ghi nhận cho những đóng góp của mọi người trong 10 năm trời thi công và công tác bảo dưỡng, bảo trì cho khu vực này. Vào đợt “ra quân” sắp tới, những “chiến sĩ” ấy lại tiếp tục lên đường thực thi nhiệm vụ. “Mỗi lần như thế, chúng tôi lại bắt nhịp bài ca quen thuộc: Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình – Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá.” – Anh Nguyên hài hước c

ĐĂNG KÝ NHẬN THƯ