Tìm hiểu những tin tức mới nhất gồm những bản tin, sự kiện, chủ đề nóng hổi và các bài báo hấp dẫn, hình ảnh và video về IREX cũng như thị trường năng lượng sạch
Blog
TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRONG XU THẾ NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG
Vừa qua1/12, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh, tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thông báo này không quá bất ngờ nếu nhìn lại bối cảnh ngành điện trong năm vừa qua.
Việt Nam trong áp lực tăng giá điện
Trong đầu tháng 12, Bộ Công thương đã ra quyết định tăng giá điện lên 6,08%. Việc tăng giá này là cơ sở tất yếu của một quá trình dài bình ổn giá điện để khuyến khích phát triển kinh doanh của Việt Nam. Cũng cần nói thêm là, giá điện Việt Nam vẫn được đánh giá là thấp hơn so với nhiều nước trên Thế giới, và các nước trong khu vực G7. Chính điều này cũng gây cản trở cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện, đặt lên áp lực “kép” đến EVN.
Việc tăng giá khiến vấn đề điều phối giá thành lên các doanh nghiệp trở nên khó khăn, đặc biệt trong những tháng cuối năm, khi cường độ sản xuất và kinh doanh dịch vụ tương đối lớn. Đứng trước vấn đề tăng giá, điện mặt trời được xem là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng hàng tháng, qua đó giúp đón đầu xu thế, nâng cao giá trị thương hiệu như ICD Tân Cảng Sóng Thần, Cocobay Đà Nẵng hay Vincom Đà Nẵng,…
Hệ thống điện mặt trời lắp mái tại ICD Tân Cảng Sóng Thần, công suất 500,96 kWp
Tiềm năng là điều đã thấy rõ khiến thị trường điện mặt trời năm nay liên tục tăng nhiệt. Cũng mới đây, ông Nguyễn Dương Tuấn, đại diện Công ty Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) đã có những chia sẻ về cơ hội gia nhập thị trường điện mặt trời lắp mái tại Việt Nam, trong một phiên thảo luận do Bloomberg New Energy Finance (BNEF) tổ chức trên toàn cầu. Nội dung này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế có mặt trong sự kiện.
Việt Nam có số giờ nắng lý tưởng, giá pin mặt trời giảm nhanh theo thời gian trong khi giá điện than ngày càng tăng. Bên cạnh đó, EVN được tự chủ trong việc tăng giá điện từ 3-5% sau mỗi 6 tháng, trong bối cảnh hiện tại, việc tăng giá điện sẽ còn tiếp diễn. Trong khi đó, Chính phủ cũng đã tích cực xây dựng chính sách để hỗ trợ ngành điện mặt trời phát triển, thu hút đầu tư phát triển ngành này, giúp nhà nước đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế.
Kịch bản tăng trưởng điện mặt trời có như kỳ vọng?
Từ sau thông báo quy định giá bán điện mặt trời vào tháng 4 vừa qua, thị trường này chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng so với nhiều năm trước. Đại diện của IREX, công ty thành viên chuyên sản xuất pin năng lượng mặt trời, thuộc SolarBK cho biết, đơn hàng đổ về cho nhà máy đã đầy công suất đến hết quý 2 năm sau, khiến doanh nghiệp này phải dốc lực đưa tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao kịp hoàn thành giai đoạn 1, để đi vào hoạt động trong đầu năm 2018.
Tuy nhiên, dung lượng thị trường hiện tại vẫn chưa đạt được ngưỡng kỳ vọng đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong ngành và đối với chính phủ. Phân tích tình hình nội tại, có thể thấy hai nguyên nhân chính thuộc về mặt triển khai chính sách FiT và nhận thức trong cộng đồng. Dù thông tư 16/2017/TT-BCT đã quy định hợp đồng mua bán điện, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và bàn giao rõ cho bộ phận tiếp nhận. Bên cạnh đó là khó khăn trong việc thay đổi lắp đặt đồng bộ công tơ điện 2 chiều. EVN đang hoạt động theo cơ chế độc lập, nên việc phân bổ xuống các EVN địa phương cũng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố về mặt thời gian, kỹ thuật triển khai. Do đó, việc đòi hỏi các bên cùng thực hiện đồng bộ với một chính sách chưa có tiền lệ trước đây sẽ phải chấp nhận mất nhiều thời gian.
Thứ hai là về mặt nhận thức thị trường, thông tin về thị trường chưa nhiều, đa số người quan tâm thì lại tỏ ra lo ngại khi một hệ thống điện mặt trời có thời gian khấu hao khá dài từ 25-30 năm. Điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp cung cấp hệ thống phá sản trước thời gian đó, trong khi dịch vụ sửa chữa hệ thống, thiết bị phụ trợ thay thế hệ thống không phổ biến như các ngành khác. Đầu tư một số tiền lớn ban đầu cho những hiệu quả, lợi ích có được trong tương lai khiến nhiều người vẫn chưa tỏ ra thực sự tin tưởng.
Lời giải cho điện mặt trời lắp mái
Theo ông Tuấn, thị trường điện mặt trời vẫn còn khá mới mẻ trong nhận thức tiêu dùng của người Việt. Giá điện Việt Nam vẫn được “bảo hộ” trong một thời gian nữa nên nhiều người chưa có tâm lý chuyển đổi sang một mô hình chủ động hơn. Cộng thêm những thách thức nêu trên, rõ ràng tốc độ mở rộng thị trường sẽ khá chậm nếu kinh doanh theo cách truyền thống. Do đó, SolarBK đã triển khai thêm mô hình ESCO trong hơn 5 năm qua. Mô hình này đã khá phổ biến ở nước ngoài, là cách để SolarBK chứng minh hiệu quả kinh tế, xã hội mang lại từ điện mặt trời đến các doanh nghiệp.
Lý giải việc sử dụng giải pháp điện mặt trời, ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc ICD Tân Cảng Sóng Thần cho biết: “Với hệ thống điện mặt trời, có công suất hơn 500 kWp, được đầu tư theo hình thức ESCO, chúng tôi vừa không mất vốn đầu tư ban đầu, lại tiết kiệm đươck 30% chi phí điện năng mỗi tháng và xây dựng được thương hiệu logistics “Xanh”. Giá trị kinh tế còn lớn hơn với những diễn biến điện tăng giá như hiện nay”
ESCO là giải pháp tài chính dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời với hình thức thanh toán linh hoạt. Khi đáp ứng được một số tiêu chí, doanh nghiệp sẽ được đầu tư toàn bộ hệ thống (bao gồm lắp đặt, vận hành, cơ sở hạ tầng & quản lý rủi ro). Đối tượng tiếp cận chủ yếu của mô hình này là các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có lượng tiêu thụ điện năng mỗi năm tương đối lớn.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Tuấn cho biết: “Theo thời gian, chuỗi cung ứng xoay quanh việc phát triển ngành sẽ được hoàn thiện song song, vấn đề là tâm lý người dân chưa sẵn sàng thử nghiệm cái mới. ESCO là mô hình tài chính năng lượng có điều kiện nên chỉ thực hiện được với một số doanh nghiệp nhất định. Giải pháp về lâu dài, doanh nghiệp vẫn phải chủ động trong chuỗi giá trị để gây dựng uy tín và tin tưởng đến khách hàng. Thực tế, SolarBK đã mất 10 năm để từng bước hoàn thiện kỹ thuật cho đến công nghệ trong từng giải pháp cung cấp ra thị trường. Hơn nữa, việc chủ động sản xuất giúp chúng tôi phục vụ khách hàng tốt hơn trong việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế linh kiện, thiết bị.”
SSOCTM – Hệ thống giám sát tự động do chính đội ngũ SolarBK nghiên cứu, phát triển
Đến một lúc nào đó, Việt Nam cũng buộc phải gỡ bỏ việc “bảo hộ” giá điện để hội nhập thực sự với thị trường toàn cầu. Thay vì “chờ” điện tăng giá, doanh nghiệp nên chủ động lựa chọn cho mình những giải pháp thay thế theo xu hướng phát triển bền vững, mà điện mặt trời có thể là một trong số đó.